Cục Đường bộ điểm tên loạt doanh nghiệp vi phạm kinh doanh vận tải
Cục Đường bộ VN đã nêu đích danh nhiều doanh nghiệp vi phạm điều kiện về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Tin từ Cục Đường bộ VN cho
biết, kiểm tra xác suất một số xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
tại một số địa phương qua trích xuất dữ liệu thiết bị giám sát hành trình trong
tháng 12/2022 đã phát hiện một số xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng có tần suất hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian
nhất định và có một số xe không truyền dữ liệu về Cục Đường bộ VN.
Cụ thể: Các xe BKS 29B - 2113, 29LD - 30.696, 29F - 00.093, 29B
- 30.462 thuộc Công ty TNHH X.E Việt Nam (Hà Nội); các xe BKS 29B - 18.017, 29B
- 50.045, 29B - 50.131 thuộc Công ty TNHH VTHK Long Giang (Hà Nội); 29B -
14.524, 29B - 14.546, 29B - 14.684, 29B - 40.385 thuộc Công ty TNHH dịch vụ vận
tải Quỳnh Thanh (Hà Nội); 35B - 01.185, 35B - 01.186, 35B - 01.275 thuộc Công
ty TNHH Dịch vụ Vận tải Tú Tài (Ninh Bình).
Xe BKS 75F - 00.197 thuộc Công ty TNHH MTV phát triển bền vững
Thiên Kim Ngân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế; Xe BKS 98B - 02.214 thuộc Công ty
CPPT cộng đồng thế giới và xe 98B - 01.925 thuộc HTX giao thông vận
tải Yên Thế (Bắc Giang); xe BKS 98B - 02.456 thuộc HTX công
nghệ vận tải Đại Nghiệp; các xe BKS 29B - 15.791, 29B - 16.084, 29B - 16.023
thuộc Công ty TNHH Bridstone Việt Nam.
Đáng chú ý, trong số này, Công ty có số xe vi phạm nhiều nhất là
Công ty cổ phần vận tải và thương mại Văn Phúc (Thái Nguyên) với 12 xe vi có
BKS 20B - 02.103, 20F - 00.055, 20F - 00.048, 20B - 02.388, 20B - 02.237, 20B -
02.103, 20B - 02.100, 20B - 02.143, 20B - 02.020, 20B - 01.999, 20B - 01.838,
20B - 01.880.
Ngoài ra, nhà xe Phạm Huy Cường ở Thái Nguyên có 9 xe không
truyền dữ liệu GSHT về Cục Đường bộ VN. Công ty TNHH MTV phát triển bền vững
Thiên Kim Ngân - Chi nhánh Thừa Thiên Huế có 1 xe không truyền dữ liệu GSHT về
Cục Đường bộ VN.
Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ VN cho hay,
thời gian qua, tình trạng “xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình” xuất hiện tại
nhiều địa phương. Đặc biệt từ đầu năm 2022 đến nay xe hợp đồng ứng dụng phần
mềm hợp đồng điện tử, xe hợp đồng chất lượng cao Limousine tiếp tục tham gia
kinh doanh vận tải ngày càng nhiều.
Theo bà Hiền, loại xe này có đăng ký đề nghị cấp phù hiệu xe hợp
đồng, sử dụng hợp đồng điện tử để ký hợp đồng với hành khách, thông báo hợp
đồng vận chuyển, thỏa thuận hợp đồng cũng như danh sách hành khách, đưa đón
khách tại nhà, hoạt động vào tất cả các khung giờ cố định trong ngày, chạy theo
một tuyến nhất định, gây ra tình trạng mất trật tự ATGT, cạnh tranh không lành
mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải.
Bà Hiền cũng cho biết, để lập lại trật tự hoạt động vận tải, đảm
bảo công bằng, bình đẳng giữa các loại hình, Cục Đường bộ VN đã yêu cầu các Sở
GTVT khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT, thực hiện kiểm tra, rà soát
đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, theo hợp
đồng; các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, theo
hợp đồng để theo dõi, chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô tại
địa phương nhằm hạn chế tình trạng “xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình”, xe
tuyến cố định bỏ bến để tổng hợp các trường hợp vi phạm và có biện pháp xử lý
theo quy định.
"Đối với các phương tiện kinh doanh vận tải đã được kiểm
tra, Cục Đường bộ VN yêu cầu các Sở GTVT các tỉnh, thành phố Hà Nội, Ninh Bình,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng kiểm tra, rà soát và xử lý
các trường hợp vi phạm về hành trình, lịch trình chạy xe, thời gian bắt đầu
thực hiện và kết thúc hợp đồng, địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm
đón, trả khách trên hành trình vận chuyển, cự ly hành trình vận chuyển, số
lượng khách theo quy định", bà Hiền cho hay.